Sinh viên ngành kinh tế 4 năm nữa sẽ là thế hệ vàng

Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đồng hành với mục tiêu xây dựng Nông nghiệp thịnh vượng! Nông dân giàu có! Nông thôn văn minh. Bạn có muốn khởi nghiệp và làm giàu? Hãy tìm hiểu các ngành đào tạo của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn!

GIỚI THIỆU VỀ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn được thành lập từ năm 1976. Năm 2019, Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực Kinh tế và Phát triển nông thôn với 3 ngành, chuyên ngành:

(1) Kinh tế Nông nghiệp

(2) Kinh doanh Quốc tế (chuyên ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu Nông lâm sản)

(3) Kinh doanh Nông nghiệp (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp)

 

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

1. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Nông nghiệp có thể làm việc tại các lĩnh vực khác nhau như:

    • Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp;
    • Quản lý và nhân viên bán hàng, cán bộ phát triển thị trường;
    • Quản lý và nhân viên trong Doanh nghiệp, Trang trại, Hợp tác xã và các Tổ chức kinh tế khác;
    • Giám đốc Hợp tác xã, Kế toán Hợp tác xã;
    • Tư vấn;
    • Cán bộ Quản lý Nhà nước;
    • Giảng dạy, nghiên cứu;

    2.   Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế (chuyên ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu Nông lâm sản) có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như:

    • Cán bộ tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá và nông lâm sản;
    • Cán bộ tại bộ phận thanh toán quốc tế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các ngân hàng;
    • Cán bộ tại bộ phận kê khai hải quan và thuế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các cơ quan hải quan và thuế;
    • Cán bộ tại bộ phận làm thủ tục bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các đơn vị bảo hiểm;
    • Cán bộ tại bộ phận quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận của các đơn vị cung ứng logistics;
    • Cán bộ tại bộ phận giám sát, đánh giá tiêu chuẩn nông sản của các cơ quan/tổ chức chuyên ngành;
    • Tự khởi nghiệp và tư vấn khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu;
    • Giảng viên/nghiên cứu tại các đơn vị giáo dục – đào tạo và viện nghiên cứu.

    3.  Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Nông nghiệp (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp) có thể làm việc tại các lĩnh vực như:

    -    Nhân viên/quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá và nông sản

    -    Nhân viên/quản lý tại các trang trại, các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các mô hình liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp.

    -   Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp.

    -    Cán bộ tư vấn về các vấn đề quản trị, kinh doanh, phát triển thị trường

    -    Cán bộ  tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu kinh tế -xã hội;

    -    Nhân viên/quản lý tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế

    -    Nhân viên/quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn

    CƠ HỘI TIẾP CẬN THỰC TẾ VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ

    • Được nhận HỌC BỔNG khuyến khích học tập và của các tổ chức Quốc tế
    • Được tham gia THỰC TẬP HƯỞNG LƯƠNG Ở NƯỚC NGOÀI ngay từ năm thứ hai.
    • Được TƯ VẤN HỖ TRỢ VIỆC LÀM ngay khi học và sau khi tốt nghiệp ra trường.
    • Được ở KÝ TÚC XÁ MIỄN PHÍ năm đầu đối với tất cả sinh viên khi nhập học
    • Học phí THẤP NHẤT trong khối các trường Đại học của Việt Nam
    • Được tham gia và có thu nhập từ các Chương trình DỰ ÁN của Khoa và các tổ chức Quốc tế.
    • Được nâng cao kỹ năng SỐNG CHUNG VỚI CỘNG ĐỒNG thông qua các hoạt động trải nghiệm

 

Sinh viên Khoa KT&PTNT và sinh viên Trường ĐHNL thực tập nghề tại Israel 

Học các ngành trên đây do khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đào tạo đang có vai trò quan trọng đối với người học vì các lý do:

- Phù hợp và có cơ hội làm việc trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM;

- Phù hợp và có cơ hội làm việc trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững;

- Phù hợp và có cơ hội tham gia các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn: Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP;

- Đáp ứng tốt với nền nông nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao;

- Phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và miền núi;

- Hỗ trợ tốt hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên.

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2019

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Trưởng khoa

TS. Hà Quang Trung

0983640154

 

7620115

 

Kinh tế nông nghiệp 

 

  1. Toán, Lý, Hóa
  2. Toán, Hóa, Sinh
  3. Toán, Văn, Hóa
  4. Toán, Sinh, Địa

7340120

Kinh doanh Quốc tế (Chuyên ngành xuất nhập khẩu nông lâm sản)

  1. Toán, Lý, Hóa
  2. Toán, Hóa, Sinh
  3. Toán, Văn, Hóa
  4. Toán, Vật lý, Tiếng Anh

7620114 

 Kinh doanh Nông nghiệp (chuyên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp)  

  1. Toán, Lý, Hóa
  2. Toán, Hóa, Sinh
  3. Toán, Văn, Hóa
  4. Toán, Vật lý, GDCD

12

Click vào các ngành dưới đây để xem thông tin chi tiết!

bao1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây